Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
125828

Hường dẫn người dân cách diệt loăng quăng/bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết

Đăng lúc: 10:59:41 13/08/2024 (GMT+7)

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Trong đó diệt loăng quăng/bọ gậy, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi là biện pháp tốt nhất, đơn giản, người dân có thể tự thực hiện và hiệu quả để phòng, chống sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Trong đó diệt loăng quăng/bọ gậy, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi là biện pháp tốt nhất, đơn giản, người dân có thể tự thực hiện và hiệu quả để phòng, chống sốt xuất huyết.

Bất kỳ dụng cụ chứa nước nào, dù tự nhiên hay nhân tạo mà có thể tích trữ nước, đều có thể trở thành nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Chu kỳ phát triển của muỗi trải qua các giai đoạn: muỗi cái đẻ trứng, trứng nở thành bọ gậy, sau đó phát triển thành loăng quăng, rồi phát triển thành muỗi trưởng thành. Khi nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, vòng đời của muỗi từ trứng cho đến khi thành muỗi trưởng thành là khoảng 7-8 ngày. Quản lý chặt chẽ dụng cụ chứa nước ngăn không cho muỗi tiếp xúc với nước để đẻ trứng, phát hiện và xử lý bọ gậy/loăng quăng không để phát triển thành muỗi là biện pháp tốt nhất trong phòng, chống sốt xuất huyết.

Theo đó Bộ Y tế đưa ra những hướng dẫn giúp người dân chủ động phát hiện, xử lý ổ bọ gậy, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, cụ thể như sau: 

Cách phát hiện ổ bọ gậy/loăng quăng

- Dụng cụ chứa nước nhỏ: tiến hành kiểm tra bằng mắt thường hoặc dùng đèn pin để soi nếu không đủ ánh sáng.

- Dụng cụ chứa nước lớn: 

Dùng tay vỗ vào thành chum/lu/vại/khạp/bể để bọ gậy, loăng quăng và quăng bơi ra ngoài. Dùng đèn pin để chiếu xem có bọ gậy/lăng quăng và quăng không.

Với loại bể/hồ/bồn lớn có thể dùng vợt khoắng xuống khoảng 1/3 độ sâu của bể, có thể khoắng 2 đến 3 lần.

Phát hiện ổ bọ gậy/loăng quăng ở trong nhà, gồm:

- Lọ hoa;

- Bát nước kê chân chạn;

- Khay nước tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ; 

- Chậu cây cảnh;

- Bể bổn chứa nước trong buồng tắm;

- Bể/hồ chứa nước không có nắp đậy;

- Vỏ chai nước ngọt;

- Dụng cụ chứa nước bằng nhựa;

- Các đồ vật khác có thể tích nước tới 7 ngày.

Phát hiện ổ bọ gậy/loăng quăng ở ngoài nhà, gồm:

- Chum/lu, vại/khạp chứa nước không có nắp đậy;

- Hốc cây, hòn non bộ;

- Gốc tre nứa;

- Các kẽ lá (dừa, chuối);

- Chai, vỏ đồ hộp;

- Lốp xe hỏng, phuy nước;

- Máng dẫn nước bị tắc nghẽn hoặc hỏng;

- Vỏ dừa;

- Thuyền, canô, xuồng, ghe;

- Các đồ vật nhân tạo muỗi có thể đẻ trứng.

Cách diệt bọ gậy/loăng quăng 

- Thả cá ăn bọ gậy

Có thể sử dụng nhiều loại cá như cá bảy màu, cá kiếm, cá chọi, cá cờ, cá vàng… để thả vào các dụng cụ chứa nước tại gia đình. 

- Thả Mesocyclops - một loài thủy sinh có thể ăn bọ gậy/loăng quăng hàng ngày. 

Việc thả cá và Mesocyclops vào chum vại, dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy là biện pháp đơn giản, có hiệu quả trong việc phòng trừ các loài muỗi trung gian truyền bệnh.

- Cho hóa chất diệt bọ gậy, muối hoặc dầu ăn/dầu hỏa vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...

Xử lý dụng cụ chứa nước

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh. Vệ sinh dụng cụ chứa nước ngăn không cho muỗi vào đẻ trứng và diệt trứng muỗi.

- Đậy nắp kín bể, các vật dụng chứa nước bằng nắp đậy, hoặc bằng vải màn. Lưu ý: phải đậy nắp trở lại sau khi dùng nước. 

- Lật úp các dụng cụ có thể đọng nước không dùng đến. 

- Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên. Lấp đầy các ổ nước bằng đất, đá, cát hoặc chọc thủng, tháo cạn nước trong các ổ nước. 

- Dùng bàn chải cọ kỹ thành và đáy dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (chum, lu, vại, khạp...) hai lần mỗi tuần để loại bỏ trứng muỗi bám ở thành dụng cụ chứa nước.

- Cọ rửa và thay nước bình hoa hàng ngày. 

- Các máng dẫn nước trên mái nhà nếu bị tắc cũng trở thành nơi đẻ trứng của muỗi vì vậy cần quét dọn và kiểm tra định kỳ. 

Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy, loăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết. 
Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)