Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
125828

Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng

Đăng lúc: 10:10:24 23/10/2024 (GMT+7)

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”

Trước diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi như “ma trận” của tội phạm trên không gian mạng, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) xác định phòng chống loại tội phạm này không chỉ là nhiệm vụ riêng của lực lượng công an, mà cần có sự tham gia, huy động sức mạnh, sự phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp và người dân.
Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”. Kỹ năng này gồm 5 kỹ năng chính, đó là:
1. Kỹ năng nhận biết: Các đối tượng lừa đảo thường áp dụng các thủ đoạn tác động tâm lý để tiếp cận nạn nhân như: Tự nhận/giả mạo là cơ quan công quyền (công an, viện kiểm sát, cán bộ đang làm việc tại các Bộ/Ngành...), đơn vị cung cấp dịch vụ, các tổ chức tài chính ngân hàng, gia đình bạn bè,... để đánh vào nỗi sợ hãi, lòng tham, tình cảm, chủ quan...
Cácphương thức lừa đảo:
- Đánh cắp thông tin cá nhân: Dẫn dụ Quét mã QR hoặc vào các website lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân (để hack vào các loại tài khoản).
- Thao túng tâm lý: Hướng kết nối vào các ứng dụng chat OTT để thao túng tâm lý.
- Cài cắm mã độc bằng các ứng dụng giả mạo: Lừa nạn nhân cài các ứng dụng giả mạo hoặc kích hoạt tệp tin có chèn mã độc hại (có đuôi như .pdf, .doc, .xlsx, .bat, .zip, .rar, .html, exe...) để chiếm quyền thiết bị.
- Cuộc gọi lừa đảo: Tác động tâm lý trực tiếp (qua điện thoại) để chiếm đoạt tiền trực tiếp (qua chuyển khoản hoặc ra ngân hàng gửi tiền cho đối tượng lừa đảo).
2. Kỹ năng phát hiện: Người dùng có thể phát hiện các hình thức lừa đảo thông qua những dấu hiệu sau đây:
- Cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc không chính xác
- Gây áp lực hoặc tạo cảm giác khẩn cấp
- Yêu cầu cung cấp thông tin quan trọng và nhạy cảm cá nhân hoặc tài chính
- Hứa hẹn lợi ích bất ngờ
- Địa chỉ gửi email không chính xác, lỗi chính tả và ngữ pháp
- Liên kết, tệp tin đáng ngờ
- Lời mời kết bạn, làm quen bất ngờ từ người lạ
- Dụ dỗ tham gia các hội nhóm đầu tư, làm nhiệm vụ….
 
 3. Kỹ năng xử lý 
- Xử lý khi gặp lừa đảo trực tuyến: Chủ động chặn các tin nhắn cuộc gọi; Báo cáo các tin nhắn, cuộc gọi; Tìm kiếm các phương thức, thông tin liên quan tới hành vi lừa đảo; Gửi cảnh báo về Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ: canhbao.khonggianmang.vn.
- Xử lý sau khi bị dẫn dụ chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo: dừng chuyển tiền, liên hệ ngay với ngân hàng hoặc đơn vị tài chính; Sao lưu lịch sử giao tiếp, giao dịch; Thay đổi mật khẩu có độ khó cao; Cảnh báo cho bạn bè, người thân; Trình báo việc bị lừa đảo với cơ quan chức năng.
4. Kỹ năng phòng tránh 
- Xác định xem thông tin đến từ nguồn đáng tin cậy hay không
- Cảnh giác với người lạ kết bạn qua mạng xã hội
- Cảnh giác với email và tin nhắn lạ
- Cẩn thận với các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài chính
- Cảnh giác với những yêu cầu đặt cọc hoặc chuyển khoản
- Tìm hiểu thêm về các hình thức lừa đảo phổ biến: Theo dõi và cập nhật tại kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia (Facebook/-TikTok) hoặc website Khonggianmang.vn.
          5. Kỹ năng bảo vệ: ghi nhớ những nguyên tắc vàng sau đây:
 - Nguyên tắc 1: Hãy chậm lại: Những đối tượng lừa đảo thường tạo ra cảm giác cấp bách như thời gian khuyến mãi đã hết; nếu không chuyển tiền bây giờ thì phải thực hiện các thủ tục tố tụng..., bạn hãy dành thời gian suy nghĩ, tìm hiểu kỹ nội dung, thông tin để tránh bị dồn vào tình huống xấu.
- Nguyên tắc 2: Kiểm tra tại chỗ: Tìm hiểu thêm để xác thực thông tin bạn đang nhận được. Nếu bạn nhận được một cuộc gọi không mong muốn, hãy tra cứu số ngân hàng, cơ quan, hoặc tổ chức đang gọi đến và liên hệ lại trực tiếp.
- Nguyên tắc 3: Không một cá nhân hoặc cơ quan nào yêu cầu thanh toán ngay tại chỗ. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy giao dịch không đáng tin, hãy dừng lại.
Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Mỗi người cần nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một người dùng an toàn và thông minh trên không gian mạng./. 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)