Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
125828

Hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

Đăng lúc: 14:16:15 23/10/2024 (GMT+7)

Trong thời gian vừa qua, ngoài những phương thức lừa đảo phổ biến được các đối tượng sử dụng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã chỉ ra 2 hình thức lừa đảo trực tuyến mới, người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác với thủ đoạn này

Các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn thay đổi, đan xen mới và cũ, với nhiều hình thái mới, tinh vi hơn. Trong thời gian vừa qua, ngoài những phương thức lừa đảo phổ biến được các đối tượng sử dụng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã chỉ ra 2 hình thức lừa đảo trực tuyến mới, người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác với thủ đoạn này.
1. Chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt thông qua cách thức mời xem phim online và bình chọn được trả phí
Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an thành phố Hà Nội vừa đưa ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua cách thức mời xem phim online và bình chọn được trả phí.
- Đầu tiên, các đối tượng làm quen với nạn nhân trên mạng xã hội Facebook, giới thiệu tải ứng dụng mạng xã hội Telegram để tham gia xem phim online và bình chọn được trả phí.
- Tiếp theo, có một tài khoản mạng xã hội Telegram gửi kết bạn và nhắn tin hướng dẫn quy trình sử dụng dịch vụ kiếm tiền; đối tượng gửi một đường link và hướng dẫn đăng nhập tài khoản và truy cập vào một trang web để xem phim và làm nhiệm vụ.
- Qua hai bước bình chọn đầu tiên, các đối tượng đã trả vào tài khoản của bị hại một số tiền nhỏ khiến bị hại tin tưởng và tiếp tục tham gia nhóm, nạp tiền vào tài khoản tích lũy. Sau khi nạp tiền và hoàn thành các yêu cầu do đối tượng đưa ra, lúc này hệ thống báo nhập sai dữ liệu và yêu cầu muốn rút tiền về thì phải nạp số tiền bù trừ dữ liệu là 36 triệu đồng. Các lý do được đối tượng lừa đảo đưa ra để bị hại nạp thêm tiền. Với suy nghĩ chỉ có cách nạp thêm tiền thì mới có thể lấy lại tiền, các bị hại càng lún sâu vào chiếc bẫy của những đối tượng lừa đảo.
2. Mạo danh ca sĩ, nghệ sĩ để lừa đảo
Mới đây, diễn viên Khôi Trần đã lên tiếng trước tình trạng bị đối tượng xấu sử dụng công nghệ AI giả mạo hình ảnh, giọng nói và gọi video call để lừa đảo mọi người.
Theo đó, nam diễn viên cho biết có đối tượng tên N.V.S đã sử dụng hình ảnh của anh và lập tài khoản Facebook giả mạo để lừa đảo. Đáng chú ý, đối tượng này sử dụng công nghệ AI giả mạo hình ảnh, giọng nói và gọi video call để tạo dựng niềm tin của các nạn nhân, sau đó lừa nạn nhân chuyển tiền. Sau khi lấy tiền thành công, kẻ lừa đảo chặn tài khoản mạng xã hội của các nạn nhân. Một số nạn nhân tưởng rằng đó là tài khoản thực của nam diễn viên nên có những lời lẽ xúc phạm nặng nề.
Tình trạng nghệ sĩ nổi tiếng bị mạo danh cho những mục đích xấu trên mạng xã hội là vấn nạn thời gian qua. Theo đó, đặc điểm chung của các trang mạo danh là thường lập lờ thêm vào chữ “offical” hoặc “FC”, hoặc dấu tích xanh giả ngay cạnh tên nghệ sĩ. Những hành vi này gây hại đến uy tín, hình ảnh nghệ sĩ một cách trực tiếp.
Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chủ động xác minh danh tính của đối tượng trước khi thực hiện giao dịch chuyển tiền. Tuyệt đối không chia sẻ số tài khoản ngân hàng, mã OTP, mật khẩu, hoặc bất kỳ thông tin nhạy cảm nào. Không truy cập vào các đường dẫn lạ hoặc tải về ứng dụng không rõ nguồn gốc. Trong trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn và được hướng dẫn giải quyết. 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)